Bí ẩn quẻ dịch, bài 6, quẻ 21-24 / Phệ Hạp/ Bí/ Bác/ Phục
Thứ Tư
BÍ ẨN QUẺ DỊCH.6
21. QUẺ HỎA/ LÔI PHỆ HẠP
“Cơ Nhân Ngộ Thực” – Gặp may gặp mắn.
“Phệ” là “cắn, gậm, gậm nhấm”; “Hạp” là “hợp”. “Phệ Hạp” là “khớp vào với nhau”, vì thế mới có hình tượng người đói gặp ăn.
“Cơ nhân ngộ thực” là chuyện một người ba ngày không ăn, đói không ra khỏi cửa. Ngẫu nhiên có người tốt đưa cơm đến cứu giúp. Người đói dần dần khỏe lại. Kẻ gieo quẻ này là điềm “Gặp may mắn”.
Hình tượng của quẻ Phệ Hạp:
Khi bị đói, có người mang cơm cho, sau khia 8n no, trong lòng vui vẻ, buồn rầu từ đó mất dần.
Lời bàn: Khi đói có người cho ăn, khi rét có người cho áo, thật đúng là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Giúp người cũng cần phải đúng đối tượng. Giúp người đang đói thì làm ơn không mang oán. Cho người lúc no thì không có tác dụng thi ân.
Lời giải: Vô cùng may mắn.
“Phệ Hạp” là hiện tượng dùng răng cắn thức ăn vì thức ăn khó cắn nên còn phải gậm từng tý một. “Hạp” có nghĩa là “khớp lại với nhau”. Phệ Hạp có ý chỉ trong thiên hạ có nhiều kẻ chống đối, chỉ có trừng phạt mới trị được thiên hạ. Kinh Dịch dùng câu “Phệ Hạp hanh, lợi dụng hình” chỉ quẻ Phệ Hạp hanh thông, lợi về sử dụng hình phạt. Trong thiên hạ mọi việc không thông vì có sự cản trở ngăn cách, loại bỏ cản trở, ngăn cách thì mới thống nhất (khớp vào nhau). Quẻ Phệ Hạp vừa có sấm vừa có chớp, âm dương cương nhu tương giao ví như con người vừa dùng ân uy, khoan dung nghiêm khắc kết hợp mới giải quyết được sự việc.
Luận đoán tài vận:
Gieo được quẻ này, bạn nên nhớ câu “dục tốc bất đạt”. Mọi việc chớ mong nhanh cầu chóng. Bạn phải hành động hết sức từ từ, tiến lên từng bước. Khi gặp khó khăn phải làm rõ mọi nguyên nhân mới hành động. Quẻ này còn khuyên ta chớ tham lợi nhỏ mà mắc lừa. Nếu muốn thông suốt, thuận lợi đôi khi phải dùng biện pháp trừng phạt để giải quyết.
22. QUẺ SƠN/ HỎA BÍ
“Hỷ Khí Doanh Môn” – “Vạn sự như ý”.
“Bí” có nghĩa là “trang sức”; vật được trang sức, vì thế mới có hình tượng không khí vui mừng đầy nhà.
Hình tượng của quẻ Bí: Thời thế xoay chuyển theo vòng tròn, “yểu điệu thục nữ quân tử hảo cầu”, chiêng trồng vang lên, đại khánh cát, vui mừng phấn khởi khắp nơi nơi.
Ngày xưa, Nam Dung là học trò đạo Khổng đã từng gieo được quẻ này. Quả nhiên, Nam Dung nhiều lần hành lễ, được thánh nhân phù giúp, sau đó lấy vợ hiền. Đúng là ứng với quẻ “Hỷ khí doanh môn”, thật là “Vạn sự như ý”.
Lời đoán: Xuất hành cát tường, vạn sự hanh thông, của mất tìm thấy.
Lời bàn: Người gặp việc vui thì tinh thần phấn chấn. Trang trí là để tạo ra và gìn giữ không khí vui vẻ, phấn chấn được lâu dài. Không khí vui vẻ, dáng vẻ phấn chấn chỉ là bề ngoài nhưng phải có khí chất của thánh đức, làm việc thiện, việc nhân đức thì mới lâu dài được.
Lời giải: Vạn sự như ý.
“Bí” có nghĩa là “trang sức”, “văn vẻ” vì thế mới có hình tượng không khí vui vẻ đầy nhà. Quẻ Bí miêu tả đám cưới thời cổ đại. Người đi dự đám cưới đều đeo đồ trang sức đẹp nhất của mình để thể hiện mình. Vì vậy, quẻ Bí còn có nghĩa che giấu chân tướng, khoe mẽ, ba hoa, ra vẻ ta đây. Trang sức đến khi sáng sủa thì dùng, trang sức lòe loẹt thì có hại. Tục ngữ có câu “người gặp việc vui thì tinh thần phấn chấn”. Trang trí để giữ không khí vui vẻ, tinh thần phấn chấn lâu dài. Đạo của quẻ Bí là quang minh thông đạt, vì vậy hành động phải quang minh chính đại, chớ làm điều gì mờ ám, xấu xa hèn hạ.
Luận đoán tài vận:
Bạn không nên nhầm lẫn chữ “bí” này với chữ “bí” trong “thế bí”, chữ “bí” trong “bí hiểm”. Tài vận của bạn phụ thuộc vào hai điều kiện bạn có biết “trang sức”, “làm đẹp” hàng của bạn không? Bạn chi tiền quảng cáo để tăng lượng khách hàng mua sản phẩm của bạn không?
Vấn đề quyết định tài vận của bạn ở chỗ chất lượng sản phẩm của mỗi đợt hàng đưa ra thị trường, nhưng bạn cũng đừng coi thường nhãn mác bao bì của sản phẩm.
.
.
23. QUẺ SƠN/ ĐỊA BÁC
“Oanh Thước Đồng Lâm” – “Việc làm không thành”.
“Bác” có nghĩa là “gọt”, “lột”, “rơi”. Khí âm bay lên, khí dương đi xuống, vì thế nó có hình tượng chim oanh chim khách cùng ở một rừng.
“Oanh thước đồng lâm” là chuyện có một con chim khách nhỏ, trời tối lạc đàn trú tạm trong rừng. Không ngờ trong rừng có con chim hoàng oanh thấy chim khách sinh ra ác ý. Kẻ gieo phải quẻ này, chủ là quẻ tiểu nhân đố kỵ, có điềm “Việc làm không thành”.
Hình tượng: Chim khách vì trời tối phải vào ngủ trong rừng, không ngờ trong rừng đã có chim oanh ở. Chim oanh trông thấy chim khách, trong lòng ghen ghét, đố kỵ sinh ra ác ý.
Lời đoán: Mọi sự không thông, người đi không về, mất của khó tìm, cầu lợi không được.
Lời bàn: Là người ai cũng có lòng đố kỵ, song đố kỵ như chim oanh đối với chim khách thì thật là quá quắt. Đạo làm người là sống đúng đắn, giúp đỡ lẫn nhau, song giúp kẻ bất nghĩa thì thật là đáng buồn.
Lời giải: “Bác” có nghĩa là “bóc”, là “lột”. Đạo gia dùng chữ “lạc” (rụng) để giải thích quẻ Bác. Quẻ Bác là quẻ xem tháng 9 hàng năm, tháng cuối của mùa thu. Hàng năm ở vùng ôn đới 4 mùa rõ rệt, cứ đến tháng 9 mùa thu, trời bắt đầu có sương, gió thổi mạnh, lá phong bắt đầu rụng lá. Kẻ gieo phải quẻ này bị tiểu nhân đố kỵ, việc làm không thành. Đây là quẻ âm thịnh dương suy, tiểu nhân ghen ghét đố kỵ, xuất hành thăm viếng đều bất lợi. Người quân tử muốn tồn tại phải liên kết với nhau cùng chống kẻ tiểu nhân thì mới tồn tại được.
Luận đoán tài vận:
Gieo phải quẻ này tài vận không tốt. Đường tài lộc như lá rụng mùa thu. Đây là thời kỳ dẫm chân tại chỗ của bạn trong kinh doanh, sự nghiệp. Nguyên nhân có thể có kẻ tiểu nhân ghen ghét đố kỵ, gây cản trở công việc làm ăn của bạn.
Đứng trước cảnh “bác” vị cản trở, bạn nên tìm đồng nghiệp tốt, liên kết liên doanh, dựa vào tài khí của họ để duy trì công việc kinh doanh của mình.
.
.
24. QUẺ ĐỊA/ LÔI PHỤC
“Phu Thê Phản Mục” – “Tráo trở lật lọng”.
“Phục” có nghĩa là “chống lại”, thay dạ đổi lòng, vì thế nó có hình tượng vợ chồng bất hòa.
“Phu thê phản mục” là chuyện Khương Tử Nha khi còn hàn vi, thậm chí khốn cùng, Mã thị là người vợ đanh đá, thường gây sự cãi nhau. Kẻ gieo phải quẻ này là người khác thường, có điềm “Tráo trở lật lọng”.
Lời đoán: Hiện tại không lành, tình cảm không có, chỉ nhũn nhẫn, nhịn nhường, may ra được yên ổn.
Lời bàn: Đạo vợ chồng là đạo âm dương, là gốc của mọi vấn đề. Thiếu dương thì âm cũng cực, thiếu âm thì dương cũng không phát triển. Âm dương giao hòa được là do an6m có thuận theo dương không. Âm không theo dương, thậm chí chống lại dương thì tình cảm đổ vỡ, gia đình bất hạnh.
Lời giải: Lúc xấu lúc tốt.
“Phục” tức là trở đi trở lại. Kinh Dịch có câu “Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng hữu vô cữu, phản phúc kỳ đạo”. Ý câu này nói: “Quẻ Phục thông, bất luận tình hình thay đổi như thế nào. Sự khác biệt sẽ không lớn, cuối cùng vẫn không sao. Bạn bè không lỗi, trở đi trở lại”.
Thực ra, quẻ Phục miêu tả quy luật tuần hoàn của tự nhiên như 4 mùa, xuân, hạ, thu, đông, trăng tròn khuyết… Rất nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội hoạt động theo quy luật tuần hoàn. Vì vậy, khi tình hình tốt phải chuẩn bị đối phó với tình hình xấu.
Luận đoán tài vận:
Tài vận của bạn lúc tốt lúc xấu, từ tốt chuyển sang xấu, từ xấu chuyển sang tốt. Đó là sự phản ánh của quẻ Phục. Khi thấy đường kinh doanh buôn bán của bạn không phát triển tốt, bạn không nên cho rằng sẽ tốt mãi mãi. Khi thấy kinh doanh của bạn không phát triển thậm chí lỗ vốn, bạn cũng không nên buồn bã, bởi nếu bạn chuyên tâm dốc sức vào công việc, thay đổi phương thức kinh doanh…sẽ làm thay đổi tình hình kinh doanh yếu kém của bạn.
Bài liên quan